Rate this post

Báo cáo thử việc là việc quan trọng cuối cùng bạn phải làm khi kết thúc quá trình thử việc tại đơn vị tuyển dụng. Thời gian thử việc bạn đã cố gắng chứng tỏ khả năng thực sự của mình thì bản báo cáo thử việc xem như là nhật ký tự đánh giá bản thân của bạn trước nhà tuyển dụng.

Cách viết báo cáo thử việc khiến nhà tuyển dụng không thể từ chối bạn

Tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai đã từng thử việc rồi cũng biết cách viết báo cáo thử việc đâu bạn nhé. Cùng là viết những công việc mình đã hoàn thành, chưa hoàn thành và những góp ý cá nhân rút ra trong quá trình thử việc nhưng sẽ có nhiều cách để bạn thể hiện nó trên bản báo cáo thử việc.

Báo cáo thử việc sẽ có form tiêu chuẩn do nhà tuyển dụng giao cho bạn hoặc họ sẽ cho bạn yêu cầu viết báo cáo và bạn tự sáng tạo một form báo cáo thử việc cho riêng mình dựa trên những báo cáo cơ bản theo quy định.

Phần đầu của báo cáo

Bạn sẽ viết điền đầy đủ thông tin Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, nơi gửi, các thông tin cá nhân và thông tin cơ quan hay nhà tuyển dụng, người hướng dẫn theo chuẩn văn bản hành chính đã quy định. Phần này tương đối đơn giản vì chỉ viết chuẩn theo form.

Phần thứ hai là nội dung chính của báo cáo thử việc

Đây là phần rất quan trọng khi cơ quan hay nhà tuyển dụng đánh giá năng lực làm việc của bạn. Bạn cần liệt kê chân thực và đầy đủ các công việc được giao. Những việc đã hoàn thành và mức độ hoàn thành, việc chưa hoàn thành và nguyên do chưa hoàn thành kèm theo hướng giải quyết, đánh giá của người hướng dẫn trực tiếp.

Tùy theo số lượng công việc được giao bạn sẽ có cách báo cáo phù hợp. Nếu số lượng công việc không quá nhiều bạn sẽ liệt kê đầy đủ theo thứ tự công việc bằng cách đơn giản nhất. Nếu bạn được giao tương đối nhiều việc thì sử dụng bảng kê để báo cáo sẽ khoa học và dễ dàng hơn cho nhà tuyển dụng khi đọc báo cáo của bạn. Phần liệt kê công việc chi tiết, logic kèm kết quả, hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ ghi điểm rất tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Phần tự đánh giá và góp ý trong quá trình thử việc

Phần này sẽ nói lên năng lực tư duy, phân tích, đánh giá và cách giải quyết tổng quát các vấn đề của bạn. Đây chính là phần mang tính quyết định của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ thành nhân viên chính thức hay phải ra đi là dựa vào bước cuối cùng của cáo cáo thử việc nà đó.

Bạn cần thể hiện thật chân thành trong việc đánh giá ưu khuyết điểm của mình, thái độ học hỏi và cầu tiến trong cách khắc phục những yếu điểm. Đưa ra nhận định sâu sắc của mình về môi trường và điều kiện làm việc của đơn vị hay nhà tuyển dụng, những điểm có thể thay đổi để cải tiến môi trường và điều kiện làm việc, phát triển kinh doanh. Khẳng định rằng bạn muốn làm việc lâu dài với đơn vị hay nhà tuyển dụng và sẽ cố gắng đóng góp sức mình vào sự phát triền của đơn vị.

Cách viết báo cáo thử việc rõ ràng, chân thực, thể hiện được năng lực, trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và cầu tiến như trên thì không nhà tuyển dụng nào có thể nói lời từ chối với bạn.