Câu hỏi khi phỏng vấn đôi khi rất dễ dàng nhưng trong lúc phỏng vấn hồi hộp bạn lại không biết trả lời thế nào cho đúng. Nhất là với các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp.
Những câu hỏi này mình sẽ tổng hợp lại và mẹo khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đó. Giúp các bạn tự tin hợp khi đi phỏng vấn xin việc.
![]() |
Câu hỏi khi phỏng vấn thường gặp và các trả lời |
Câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời
Với các câu hỏi phỏng vấn này. Các bạn có thể áp dụng những mẹo mà mình nói ở dưới. Chắc chắn cách trả lời phỏng vấn của các bạn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.
1- bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi khi phỏng vấn đầu tiên mà chắc chắn bạn đi đâu cũng sẽ gặp. Nó được xếp hàng câu hỏi kinh điển nhất thời đại mà mình đặt cho nó.
Bạn hãy nắm bắt ngay lấy cơ hội này và giới thiệu những tính tốt của các bạn. Những khả năng và tính cách của bạn “có liên quan tới công việc” bạn nhé. Cùng với đó là các sở trường nhé. Đây tuy là câu hỏi phỏng vấn thường gặp thế nhưng các bạn ít để ý là: đừng bao giờ mất quá nhiều giới thiệu quá nhiều về gia đình, tên, năm sinh, hay bạn học trường gì. Cái đấy nhà tuyển dụng đọc trong CV của các bạn thì đã biết từ lâu rồi.
2-: vì sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ làm cũ – tại sao bạn từ bỏ công việc hiện tại của mình.
Đây là câu hỏi khi phỏng vấn kinh điển thứ 2 đó nhé. Tại sao ư. Hỏi thì nghe có vẻ chẳng quan trọng lăm nhưng bạn có thể bị loại ngay từ câu hỏi này không trừng. Nên nhớ, đừng nhân cơ hội này nói xấu xếp cũ, hoặc nói xấu 1 tập thể nào trong công ty trước. Câu trả lời như “Tôi muốn có được nhiều tiền hơn, lương cao hơn ” không nên trả lời. Thay vào đó, bạn có thể trả lời câu hỏi khi phỏng vấn này như: “Tôi muốn tìm kiếm cho mình một công việc và phát triển sự nghiệp cũng như bản thân mình”.
3- Ưu điểm hay điểm mạnh của bạn là gì?
Chỉ ra những ưu điểm mà bạn đang có. Và nó có liên quan tới công việc mà hiện tại bạn muốn xin vào. Chẳng hạn như chuyên môn của bạn hay tính cách của bạn đối với công việc khi đi phỏng vấn lần này.
4- Nhược điểm – điểm yếu
Bạn nên nhớ, ai cũng có điểu yếu. Không ai là hoàn hảo 100% nhé. Và nhà tuyển dụng họ luôn biết điều đó. Nhưng điểm yếu của bạn là gì? khi trả lời phỏng vấn bạn không nên nêu quá nhiều điểm yêu. Bạn có thể nêu ra vài điểm yêu và câu tiếp theo khi kết thúc mỗi điểm yếu đó bạn có thể nêu luôn ra các mình khắc phục điểm yêu đó ntn.
Một mẹo khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này đó là khi trả lời một điểm yếu nào đó. Bạn luôn để lại đường lui cho mình. Kiểu như nói điểm yếu ra nhưng bạn đã sẵn sàng cho mình một điểm mạnh để khắc phục các điểm yếu đó. Ví dụ: Tôi là người hơi tỉ mỉ, cẩn thận, làm gì cũng chia li kỹ lưỡng. Nhưng ban có thể nói thêm: Tôi làm việc quá cẩn thận như vậy nên tôi làm không được nhanh lắm. Nhưng tôi rất hay làm thêm giờ.
5- bạn biết những gì về công ty chúng tôi.
Đây là câu trả lời phỏng vấn thường gặp và các trả lời không ở đâu hết ngoài việc chuẩn bị trước. Đó là bạn phải tìm hiểu về công ty bạn muốn đi phỏng vấn.
6- Vì sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi.
Câu này hàm ý khá giống với câu hỏi phỏng vấn ở trên. Bạn không nên chỉ chăm chăm vào những câu hỏi chung chung như công ty của các bạn lớn. hãy cho họ biết tại sao bạn lại muốn vào công ty lớn thì tốt hơn. Vì bạn muốn thử thách bạn thân. hay bạn muốn tìm cho mình những cơ hội thăng tiến mới.
7- tại sao tôi nên nhận bạn vào vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
nếu bạn đã tự tin về các câu hỏi khi phỏng vấn như: ưu điểm, nhược điểm rồi thì bạn có thể nêu ra vài dẫ trứng liên quan đến vị trí mà mình muốn ứng tuyển như: chuyên môn của bạn, tính cách … nếu có thể những lời khen của sếp cũ nữa thì cũng tối đó.
8- bạn có thành tích gì tại những công ty cũ
Đối với những bạn mới ra trường thì câu hỏi này chắc chắn sẽ không có. Nhưng với những người đi làm một thời gian thì đây là câu hỏi không thể không có. Bạn có thể nói ra các dự an mà bạn thành công và được những gì từ dự án thành công đó. Không nên chỉ chủ tâm đến những dự an thành công mà bạn được thưởng nhiều tiền.
9- động lực làm việc của bạn là gì
Câu hỏi khi phỏng vấn này khá khó và học búa. Những động lục trong sáng sẽ làm cho nhà tuyển dụng tin tưởng và đánh giá bạn cao hơn ví dụ như: kết quả công việc, thành quả trong công việc.. thay cho những tiền thường, tiền lương , đãi ngộ sẽ tốt hơn nhiều.
10- Môi trường làm việc bạn thích là gì
Hãy hướng câu trả lời xin việc của bạn tới vị trí mà mình đang ứng tuyển nhé. Chẳng hạn bạn muốn xin việc vào vị trí đảm nhận các dự án của công ty thì nói luôn là bạn có khả năng làm việc nhóm và có tinh thần đồng đội cao. Khẳng khái và mạnh lạc. Còn công việc giống nghiên cứu, bạn có thể trả lời là tôi có thể làm việc nhóm tối. Nhưng tôi thích làm việc độc lập hơn.
11- Sao bạn lại muốn làm công việc này
Câu trả lời phỏng vấn nguy hiểm nhất thời đại đó là “bạn đang thất nghiệp” hay câu tương tự kiểu như:” Bạn đang cần việc làm”. Bạn hãy tìm hiểu về công việc và nói cho họ những khó khăn cũng như những thứ mà bạn phải trải qua nếu xin vào công việc này. Và bạn muốn khẳng định bạn thân mình nhưu thế nào.
12- Trong công việc – Khi bị stress bạn giải quyết bằng cách nào
Với câu hỏi này bạn trả lời ra những sở thích của mình cũng là một ý kiến không tối. Thế nhưng, khi phỏng vấn. Đó là lúc bạn đang bị stress khi căng thẳng. Đừng để nhà tuyển dụng bắt được thóp bạn và cho họ biết rằng bạn đang líu hết cả lưỡi. Hay toát mồ hôi khi trả lời câu hỏi này. hãy bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh, trả lời mạnh lạc, chậm dãi, cẩn thận, rành rọt.
13- 10 năm nữa bạn sẽ như thế nào
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy. Công việc của bạn đang ứng tuyển có trong lộ trình tương lại của bạn. Và bạn đang cố gắng xây dựng tương lai cho mình và cùng với đó là bạn đang cố gắng góp phần mang lại lợi ịch cho công ty trên bước đường thăng tiến tương lại của bạn