Cây chùm ngây là loại cây quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nơi trên thế giới bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh mà nó mang lại cho người dùng. Vậy cây chùm ngây là cây gì và có tác dụng như thế nào? Bạn hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cây chùm ngây là cây gì và có tác dụng như thế nào
1. Cây chùm ngây là cây gì?
Chùm ngây là loại cây thân gỗ với tên khoa học Moringa oleifera thuộc họ Chùm ngây Moringaceae. Cây có nguồn gốc từ Nam Á, vốn là cây mọc hoang nhưng do có giá trị kinh tế cao nên được nhân giống và trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất và vi chất thiết yếu cho cơ thể chúng ta. Có lịch sử trồng và sử dụng hàng ngàn năm ở các nước quanh khu vực dãy Hymalaya và các nền văn minh lâu đời như Ý, Hy Lạp.
2. Cây chùm ngây còn được gọi là cây gì?
Bởi tính phổ biến và sự nổi tiếng về giá trị dinh dưỡng của mình ở nhiều vùng và châu lục khác nhau mà chùm ngây cũng có nhiều tên gọi. Thường gặp nhất là những cái tên Moringa, Horseradish tree – cây cải ngựa, Drumstick tree – cây dùi trống, Bel-oil tree – cây dầu Bel, cây thần dịu hay cây ba đậu dại.
Cây chùm ngây Moringa ở Việt Nam được còn được biết đến với tên gọi dân dã là Rau chùm ngây, một số nơi người dân còn gọi là “rau ngót ngoại”, bởi lá của chùm ngây có hình dạng khá giống với lá rau ngót và được dùng như một loại rau thực phẩm trong các bữa ăn thường ngày.
3. Cây chùm ngây có tác dụng gì?
3.1 Tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Theo các nhà nghiên cứu, chùm ngây chứa giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Nó cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất quan trọng, các loại vitamin, đạm, acid amin, beta – caroten cùng nhiều hợp chất quý hiếm như phenol, zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol.
3.2 Tác dụng chữa bệnh – Cây chùm ngây chữa bệnh gì?
-Phòng ngừa các chứng xơ nang, khối u, ung thư và thoái hóa điểm vàng. Bởi thành phần lá của chùm ngây rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin C, A. Các chất chống oxy này sẽ giúp ngăn chăn sự phát triển các gốc tự do và các tế bào ung thư đồng thời bảo vệ các tế bào mạnh khỏe, tăng cường đề kháng để chống lại những xâm nhập có hại hay tình trạng lão hóa trên cơ thể.
-Ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, thoái hóa hay loãng xương. Hàm lượng canxi và magie trong lá chùm ngây rất cao giúp bổ sung canxi và cải thiện độ đàn hồi, chắc khỏe của xương tối đa. Hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp và đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.
– Điều trị các chứng cholesterol cao, lipid máu cao, triglycerit cao, làm giảm acid uric và ngăn ngừa sỏi thận, sỏi tiết niệu, ngăn ngừa các bệnh về gan, đường ruột.
-Chữa và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Tốt cho tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ.
-Chữa mụn trứng cá, mụn bọc, nám, tàn nhang và làm đẹp da.
3.3 Lá cây chùm ngây
Được biết đến như một loại rau xanh giàu giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình. Bạn có thể nấu cùng các loại thực phẩm khác như thịt nạc, tôm, cá… để có được món canh ngon bổ và giúp tăng cường sức đề kháng cho cả nhà.
Trị các chứng sưng đau do mụn nhọt gây ra. Giã nát 1 nắm lá chùm ngây và đắp lên chỗ đau, chỉ giây lát sau bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dùng chăm sóc sắc đẹp cho phái nữ. Bạn làm khô và nghiền lá tạo thành bột mịn để làm mặt nạ dưỡng da giúp da trắng sáng, sạch mụn.
3.4 Rễ cây chùm ngây
Tác dụng trị bệnh của rễ chùm ngây được nhiều người công nhận:
- Hỗ trợ gan thận hoạt động tốt, đào thải chất cặn bã và hạn chế sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
- Vỏ của rễ sắc lấy nước uống chữa đau răng, đau tai
- Rễ tươi sắc uống dùng trị nóng sốt, co giật, sưng gan sưng lá lách
- Tác dụng ngừa thai
3.5 Rễ cây chùm ngây ngâm rượu
Không chỉ có tác dụng khi còn tươi, rễ chùm ngây ngâm rượu cũng có rất nhiều ưu điểm:
- Ngăn ngừa các chứng ung thư, u xơ
- Điều trị các chứng tăng cholesterol, lipid máu tăng, triglycerid tăng
- Hỗ trợ tuần hoàn máu, ổn định huyết áp
- Điều trị suy nhược cơ thể, bồi bổ khí huyết
- Hỗ trợ cải thiện sinh lý nam
- Trị mụn, viêm nhiễm ngoài da
Cách ngâm rượu rễ chùm ngây: nên chọn rễ của cây trên 5 tuổi là tốt nhất, rửa sạch, để ráo nước rồi rửa lại bằng rượu trắng. Sau đó cho vào bình thủy tinh và ngâm bằng rượu trắng, đậy kín nắp. Sau 3-4 tháng sẽ dùng được. Liều lượng nên uống là không quá 100ml/ngày.
Lưu ý: Chùm ngây có nhiều dinh dưỡng và lợi ích song không nên lạm dụng dùng quá nhiều và tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
4. Kỹ thuật trồng cây chùm ngây
Cây chùm ngây cho giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trị chữa bệnh hiệu quả nên những năm gần đây được rất nhiều người chọn trồng. Tuy nhiên để cây phát triển và cho thành phẩm đạt chất lượng sẽ cần một kỹ thuật trồng và chăm sóc chuyên nghiệp.
4.1 Trồng làm rau ăn
- Làm đất, đào hố và bón lót phân trước khi trồng cây 1 tháng
- Khoảng cách cây 1x1m, kích thước hố 30x30x30cm
- Phân bón lót 2-3kg/hố
- Chọn giống tốt, cây khỏe không sâu bệnh
- Kỹ thuật trồng cây: xới tơi và đều đất ở hố đã chuẩn bị từ trước, xé bao đựng cây giống và đặt ngay ngắn vào giữa hố. Dùng tay vun và ém nhẹ đất lên bầu cây theo hình nón để cây không úng nước.
- Chăm sóc: nhổ cỏ, xới đất, bón phân và tưới nước định kỳ
- Chọn thời gian trồng: vào đầu mùa mưa là tốt nhất
4.2 Trồng làm dược liệu
- Chọn giống cây tốt, khỏe mạnh
- Khoảng cách cách tiêu chuẩn 3x3m
- Đào hố và ủ phân trước khi trồng cây khoảng 30 ngày
- Kích thước hố 40x40x40cm, lượng phân chuẩn 3-4kg/hố
Cách trồng và chăm sóc cây tương tự như cách trồng làm rau nhưng yêu cầu chăm sóc cẩn thận và giám sát quá trình cây sinh trưởng chặt chẽ hơn.
Cây chùm ngây có nhiều tác dụng và giá trị dinh dưỡng cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tương đối dễ dàng. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại cây quý hiếm này.