Rate this post

Cây mật nhân tên khoa học Eurycoma longifolia thuộc họ Simaroubaceae được dùng để chữa bệnh, bản địa tại Malaysia và Indonesi, được phân bố rải rác ở Việt Nam và các nước thuộc bán đảo Đông Dương.

Cây mật nhân chữa bệnh

Cây mật nhân từ lâu đã được biết đến là loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng trong y học. Được biết đến với danh xưng là cây thuốc chữa bách bệnh nhưng lại không có nhiều người hiểu biết về mật nhân. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn về loài cây dược liệu này.

 

1. Cây mật nhân có tác dụng gì

Theo nhiều báo cáo và kết quả nghiên cứu gần đây, các y bác sỹ và các nhà khoa học đã chứng minh đây là cây thuốc nam có nhiều tác dụng và ứng dụng trong y học cũng như trong đời sống hàng ngày.

Các tác dụng chính:

  • Dùng làm thuốc chữa bệnh về gân xương, khí huyết và tiêu hóa.
  • Dùng làm thuốc kháng sinh, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa sự lão hóa, phòng bệnh u bướu.
  • Bồi bổ sức khỏe và được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng. Thành phần cây chứa nhiều alcaloit, tritecpenoit, quasinoide… giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và tăng sức bền cho cơ, điều hòa khí huyết.
  • Cải thiện các chức năng sinh lý và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới hiệu quả giúp hạnh phúc gia đình bền vững.

2. Cây mật nhân trị bệnh gì

Y học dân gian và y học hiện đại ghi nhận cây thuốc quý này có thể chữa được nhiều bệnh nhưng không phải là cây chữa bách bệnh như mọi người vẫn đồn đoán.

Mật nhân và các chế phẩm thuốc được chế từ cây mật nhân dùng hỗ trợ điều trị và chữa các bệnh thường gặp:

Viêm khớp, đau xương, đau cơ

Điều trị bằng cách kết hợp cùng các vị thuốc đông y để đun, sắc lấy nước uống hay ngâm rượu để xoa bóp. Để đạt hiệu quả cao, đặc biệt là giảm đau khớp xương khi trời lạnh bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp trên, vừa uống thuốc vừa xoa bóp, massage bên ngoài.

Bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng

Với các bệnh như ăn không ngon, khó tiêu, đau dạ dày, đại tràng… mật nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị đắc lực bằng cách sắc lấy nước uống.

Do cây có chứa hàm lượng Becberin cao từ 0,35 tới 2,5%, đây là thành phần chính của thuốc chuyên điều trị các bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa. Tương tự như kháng sinh, chất này giúp làm lành nhang các tốn thương và viêm nhiễm trong ruột, dạ dày và kích thích các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Viêm gan và các bệnh về gan

Với những bệnh nhân viêm gan hay xơ gan giai đoạn đầu, nếu phát hiện ra sớm và dùng mật nhân để uống sẽ có khả năng khỏi và kiếm soát bệnh cao. Thuốc có tác dụng hỗ trợ gan lọc và thải chất độc trong cơ thể, làm chậm quá trình tốn thương của các tế bào gan.

Bệnh Gout

Người mắc bệnh Gout tuyệt đối không được uống rượu nên cách duy nhất là dùng thân và rễ cây phơi khô, thái nhỏ để đun nước uống. Các thành phần alcaloit và quasinoide trong cây thuốc sẽ hỗ trợ bệnh nhân tăng cường đề kháng, giảm bớt căng thẳng và các cơn đau do bệnh gây ra.

Bệnh ngoài da, mụn trứng cá

Mật nhân ngâm rượu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm cao với các bệnh ngoài da như viêm, nấm và đặc biệt là mụn trứng cá nhờ thành phần có tính tương như chất kháng sinh trong cây.

Dùng bằng cách bôi rượu thuốc lên ngoài da. Thuốc sẽ làm lột nhẹ da, lấy đi các tế bào da chết, các lớp nám hay tàn nhang, xóa sạch mụn bọc và mụn đầu đen cho bạn làn da sáng mịn và khỏe mạnh tự nhiên.

Bệnh yếu sinh lý nam

Mật nhân không chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới thông thường mà còn có tác dụng chữa bệnh về sinh lý nam.

Y học đã chứng minh tác dụng giúp bổ thận, tráng dương, tăng lượng hoocmone testosterol và hạn chế yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới. Nó giúp cải thiện rõ rệt vấn đề sinh lý nam và hỗ trợ thận hoạt động tốt.

Cây mật nhân điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường như một kẻ giết người thầm lặng nên việc điều trị nó rất quan trọng. Việc tìm ra công dụng chữa bệnh tiểu đường của loài dược liệu quý này đã giúp ích cho không ít bệnh nhân.

Tác dụng cụ thể của cây mật nhân: kích thích tế bào Beta ở tuyến tụy sản sinh nhiều Insulin hơn, tăng độ nhạy cảm và hoạt tính của Insulin đồng thời làm giảm sự hấp thụ đường vào máu. Ngoài việc hạ đường huyết hiệu quả nó còn có tác dụng ổn định đường huyết về lâu dài, giúp người bệnh ít bị mắc các biến chứng do bệnh gây ra.

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh tiểu đường bằng mật nhân:

  • Sắc hay đun nước uống hàng ngày: lấy thân và rễ cây phơi khô, băm nhỏ để đun uống dần. Mỗi ngày dùng 20g là đủ.
  • Ngâm rượu: lấy thân, rễ cây tươi rửa sạch, băm mỏng và ngâm bằng rượu trắng. Sau 15 ngày có thể uống được, mỗi ngày 2 lần/20ml rượu thuốc.

Lưu ý đặc biệt: Không dùng mật nhân chữa bệnh cho phụ nữ mang thai hay đang nuôi con nhỏ và trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi.

3. Cây mật nhân ngâm rượu

Bên cạnh sắc thuốc lấy nước uống thì mật nhân được nhiều người dùng để ngâm rượu trị bệnh, tăng cường sức khỏe.

 

Cách làm: dùng thân và rễ cây rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. Sau đó sao vàng trên lửa nhỏ. Để nguội rồi cho vào bình thủy tinh sạch. Đổ rượu trắng vào ngâm và đậy nắp kín. Nhanh nhất sau 15 ngày là có thể dùng được.

Có thể dùng để uống hoặc bôi ngoài da.

4. Cây mật nhân có phải là cây mật gấu không

Cây mật nhân không phải là cây mật gấu nhé bạn.

Rất nhiều người còn mơ hồ về 2 loại cây này và đã đặt nhiều câu hỏi về chúng. Đây là 2 loại cây hoàn toàn khác biệt nhau về hình dáng, tên gọi, vùng địa lỹ sinh trưởng, công dụng trong y học cũng như trong đời sống.

5. Cây mật nhân mọc ở đâu

Cây mật nhân thường mọc hoang và phân bố rải rác khắp cả nước ta nhưng vùng địa lý chúng sinh trưởng mạnh, tập trung nhiều là ở các tỉnh miền Trung. Thường được tìm thấy trên các núi cao, hiểm trở với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt như trên núi Hồng Lĩnh của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, trên dãy Trường Sơn thuộc khu vực các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Đắk Nông.

Ngoài Việt Nam thì cây cũng sinh trưởng và phát triển ở nhiều quốc gia Châu Á khác như Lào, Thái lan, Campuchia, Malaysia, Indonesi…

Cây mật nhân là một cây thuốc quý được dùng nhiều trong Đông y và có công dụng trị bệnh tuyệt vời. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về loài cây dược liệu này và thấy được giá trị, tầm quan trọn của chúng với cuộc sống hàng ngày.