Rate this post

Trong thời gian gần đây, sử dụng cây Mật Gấu trong việc chữa bệnh đang được phổ biến. Tuy nhiên ít ai biết chính xác được công dụng cũng như tác hại của loại cây này như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về các tác dụng tích cực, cũng như tác hại của cây Mật Gấu đem lại cho sức khỏe của người sử dụng. Xin mời hãy theo dõi.

Cây Mật Gấu hay còn được gọi là cây lá đắng, cây Hoàng ô rô, cây Mã rồ. Tên trong khoa học của nó là Vernonia amygdalina Del. Hoặc Gymnanthemum amygdalinum, thuộc họ cúc.

 

Loại này đã được sử dụng từ rất lâu trong các bài thuốc y học dân dan ở các nước Châu Phi và Châu Á. Sử dụng phổ biến nhất là ở các nước Đông Nam Á. Các tác dụng chữa bệnh và cũng như tác hại của chúng đã được nghiên cứu và chứng minh bằng các thực nghiệm lâm sàng.

  Ăn đậu nành sấy có tốt không?

Sau đây là các thông tin cụ thể của loại cây này.

Thành phần hóa học của cây lá đắng

Cây Mật Gấu chứa nhiều thành phần với nhiều tác dụng khác nhau, các chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside làm nên vị đắng của lá cây. Đồng thời chúng cũng có các hợp chất chống ung thư như terpene, steroid, coumarin, flavonoid… Hơn thế nữa còn có chứa nhiều chất vitamin và chất khoáng như magnesium, chromium, selenium, cùng với sắt, đồng, kẽm và các loại vitamin A,E,C, B1, B2…đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.

Tác dụng dược lý: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cây Mật Gấu có tác dụng chữa các bệnh mãn tính, lão hóa, các bệnh nhiễm khuẩn và giun sán. Chất Polyphenol trong cây Mật Gấu có tác dụng chống viêm, thải độc, bảo vệ gan thận, giúp hỗ trợ các bệnh ngoài da và giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch. Theo như kết quả nghiên cứu được công bố trong quyển Y sinh học, thực nghiệm tháng 2 năm 2004 cho biết cây Mật Gấu góp phần làm giảm tỉ lệ ung thư vú đáng kể.

  Cây xạ đen có tác dụng gì? Công dụng của cây xạ đen bạn nên biết

=>> Xem thêm: Uống mật gấu nhiều có sao không

Tác hại của cây lá đắng

Các thử nghiệm thực tế cho thấy, trên cơ thể của động vật khi sử dụng cây Mật Gấu và không sử dụng cây Mật Gấu không có sự khác biệt. Thử nghiệm này được đánh giá từ mô học của tim, gan, thận, trọng lượng cơ thể, cùng các chỉ số về máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,…Từ các kết quả xét nghiệm cho thấy độc tính của cây Mật Gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm.

Tuy nhiên để việc sử dụng cây Mật Gấu được hiệu quả hơn, chúng ta cần sử dụng một cách khoa học. Khi dùng cây Mật Gấu trong thời gian dài với liều cao rất có thể gây nên các tác dụng phụ ngoài mong muốn như hạ áp huyết, táo bón.

  Cây mật nhân có tác dụng gì? Loài cây chữa bách bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng loại thảo dược này một cách thận trọng, không nên dùng loại cây thuốc này thay thế các loại thuốc điều trị đặc hiệu (như thuốc hạ áp huyết, hạ đường huyết…) mà nên dùng phối hợp.

Để có được các thông tin cần thiết và các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh của mình, hãy tìm đến các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

=>>Xem thêm:  Tác dụng của cây mật gấu

Hoặc bạn có thể xem bài viết: tác hại của cây lá đắng