Chia sẻ cho bạn 67 bài viết thuyết minhv ề chiếc nón lá việt nam. Đây là những bài viết của học sinh giỏi cấp thành phố từng viết với số điểm trên 9đ trở nên. Các bạn có thể xem dàn ý để viết bài viết cho tốt hơn. Cùng với đó là tham khảo 67 bài văn thuyết minh mà mình chia sẻ dưới đây để có được điểm cao hơn nhé.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
67 Bài Viết Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
thuyết minh về chiếc nón lá – Đoàn Kiến Quốc
Họ Và Tên : Đoàn Kiến Quốc
Trường : THCS Ngô Chí Quốc
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Nguyễn Quỳnh Mai
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Tống Phương Nhi
Trường : THCS Nguyễn Văn Trỗi
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Thị Kim Ngân
Trường : THCS Bình Đông
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Nguyễn Kim Thúy Diệu
Trường : THCS Nguyễn Hữu Thọ
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Ngọc Trà My
Trường : THCS Tam Bình
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Nguyễn Quỳnh Mai
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Nguyễn Bảo Thy
Trường : THCS Lê Thành Công
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Nguyễn Khánh Tường Linh
Trường : THCS Thị Trấn 2
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Lê Dư Phương Nghi
Trường : THCS Tân Tạo
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Đỗ Thùy Trang
Họ Và Tên : Đỗ Thùy Trang
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Đào Kim Ngân
Họ Và Tên : Đào Kim Ngân
Trường : THCS Hoàng Văn Thụ
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Phạm Minh Thụy
Họ Và Tên : Phạm Minh Thụy
Trường : THCS Phan Bội Châu
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Phạm Thanh Hà
Họ Và Tên : Phạm Thanh Hà
Trường : THCS Phan Bội Châu
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Bạch Thể Phụng
Họ Và Tên : Bạch Thể Phụng
Trường : THCS Trần Quốc Toản
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Võ Ngọc Trâm
Họ Và Tên : Võ Ngọc Trâm
Trường : THCS Hiệp Phước
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Lê Ngọc Hà Vân
Họ Và Tên : Lê Ngọc Hà Vân
Trường : THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Nguyễn Mai Thy
Họ Và Tên : Nguyễn Mai Thy
Trường : THCS Điện Biên
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Nguyễn Xuân Yến
Họ Và Tên : Nguyễn Xuân Yến
Trường : THCS Phú Hòa Đông
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Lê Nguyễn Bảo Thy
Họ Và Tên : Lê Nguyễn Bảo Thy
Trường : THCS Lê Thành Công
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Nguyễn Mai Thy
Họ Và Tên : Nguyễn Mai Thy
Trường : THCS Điện Biên
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Lâm Thanh Phương
Họ Và Tên : Lâm Thanh Phương
Trường : THCS Hồng Bàng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ Vũ Ngọc Quỳnh Vân
Họ Và Tên : Vũ Ngọc Quỳnh Vân
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ Lương Nguyễn Phương Nhi
Họ Và Tên : Lương Nguyễn Phương Nhi
Trường : THCS Chánh Hưng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Vũ Phương Nghi
Trường : THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Trường : THCS Hồng Bàng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Ngọc Duyên Thơ
Trường : THCS Thoại Ngọc Hầu
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Bạch Thể Phụng
Trường : THCS Trần Quốc Toản
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Trường : THCS Hồng Bàng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Huỳnh Trịnh Gia Hân
Trường : THCS Lý Thường Kiệt
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Lương Khánh Chi
Trường : THCS Nguyễn Văn Tố
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lương Nguyễn Phương Nhi
Trường : THCS Chánh Hưng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Phan Thị Kim Chi
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Đỗ Thùy Trang
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Mai Hương Thủy
Trường : THCS Hoa Lư
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Hoàng Thu Thảo
Trường : THCS Phước Vĩnh An
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Ngọc Hà Vân
Trường : THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trương Mạng Ngọc
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Lê Dư Phương Nghi
Trường : THCS Tân Tạo
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Hoàng Thu Thảo
Trường : THCS Phước Vĩnh An
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Hoàng Anh Thy
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Hoàng Thủy Vy Thảo
Trường : THCS Bình Chiểu
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Lê Phạm Xuân Mai
Trường : THCS Kiến Thiết
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trịnh Bảo Ngọc
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Nguyễn Thế Dân
Trường : THCS Trần Quốc Toản
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Võ Ngọc Trâm
Trường : THCS Hiệp Phước
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Sơn Thái
Trường : THCS Trung Lập
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trịnh Bảo Ngọc
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Mai Hương Thủy
Trường : THCS Hoa Lư
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Đặng Ngọc Quỳnh Anh
Trường : THCS Lê Quý Đôn
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Hoài Anh
Trường : THCS Tân Quý Tây
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Hoàng Anh Thy
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Thảo Nguyên
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Đoàn Kiến Quốc
Trường : THCS Ngô Chí Quốc
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Vũ Ngọc Quỳnh Vân
Trường : THCS Lê Văn Tám
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Hoài Anh
Trường : THCS Tân Quý Tây
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Đào Gia Phú
Trường : HCS Hoa Lư
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Sơn Thái
Trường : THCS Trung Lập
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Huỳnh Gia Hân
Trường : THCS Hai Bà Trưng
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Trần Hoàng Anh Thy
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Nguyễn Quỳnh Mai
Trường : THCS Lê Anh Xuân
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Bùi Xuân Hiếu
Trường : THCS Hà Huy Tập
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Đào Kim Ngân
Trường : THCS Hoàng Văn Thụ
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9,5đ
Họ Và Tên : Đặng Thị Ngọc Mỹ
Trường : THCS Gò Vấp
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Huỳnh Trịnh Gia Hân
Trường : THCS Lý Thường Kiệt
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Ngô Tú Hà
Trường : THCS Lê Tấn Bê
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
thuyết minh về chiếc nón lá – 9đ
Họ Và Tên : Lê Ngọc Duyên Thơ
Trường : THCS Thoại Ngọc Hầu
Từng Học Sinh Giỏi Văn Cấp Thành Phố
=>> Xem thêm : Thuyết Minh Về Cây Bút Bi
Bài Mẫu Thuyết Minh Nón Lá Có Trên Internet
Bài số 1
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam. Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Như vậy mới thấy được rằng nón lá là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều.
Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.
Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi ni lông mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt. Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới.
Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay. Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Bài Số 2
Khi nhắc đến các làng nghề truyền thống của Việt Nam, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ đến nón lá.
Xuất hiện từ thời nhà Trần, nón lá đã được biết đến như một vật dụng che nắng vô cùng hữu ích cho con người và trải qua hàng trăm năm, nón lá ngày nay đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Có nhiều loại nón lá đặc trưng qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân địa phương như nón lá Gò Găng (sản xuất tại Bình Định); nón lá (loại nón thường xuất hiện trong đám cưới ở Nam Bộ); nón ba tầm (nón phổ biến ở Bắc Bộ); nón lá bài thơ (ở Huế là nón lá mỏng trắng có hình ảnh hoặc vài câu thơ); nón lá (mũ có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến); nón rơm (mũ làm bằng rơm ép cứng),… nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.
Để làm được một chiếc nón lá đẹp cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn như: phơi lá, trở lá, ủi lá, se quai, dán nón, khâu nón, tráng nón. Và công đoạn nào cũng đòi hỏi rất nhiều sự chú ý sự khéo léo, tỉ mỉ của từng người thợ.
Bước đầu tiên là chọn mua lá, sau đó phơi khô vài ngày để lá chuyển từ màu xanh sang màu trắng mới sử dụng được.
Lá khi phơi khô sẽ được vò trong cát và tước bỏ hay còn gọi là lật lá. Công đoạn tiếp theo là đem lá cho phẳng. Nếu mới nhìn qua chúng ta nghĩ rất đơn giản nhưng thực tế công đoạn này quyết định rất nhiều đến chất lượng của chiếc nón. Dụng cụ là chiếc lá cày được hơ nóng để xay lá. Xay sao cho tấm lá thật phẳng, mịn mà không bị giòn, rách và quan trọng là phải canh lửa để lá không bị cháy, không bị non.
Làm vành nón hay còn gọi là khung nón cũng là một công đoạn quan trọng. Vành nón được làm bằng những chiếc nứa tròn đều và nhỏ, khi nối phải tròn đều và không có vết hằn. Khác với các loại nón nơi khác, nón Làng Chuông chỉ có 16 vòng nên bền nhưng vẫn mềm mại.
Nón hoàn thành sẽ được xếp thành 3 lớp gồm 2 lớp lá mục và một lớp nứa ở giữa.
Khâu nón (thắt nón) được coi là một công đoạn rất khó đòi hỏi sự khéo léo của mỗi người bởi nếu không sẽ bị rách lá. Điều quan trọng nữa là các mũi khâu yêu cầu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến mũi. Cái tài của người làng Chuông là ở chỗ những mũi nối móc khi khâu bị giấu đi và khi nhìn vào nón chỉ thấy mỗi mũi. Công đoạn kéo nón hay còn gọi là khâu nón, là công đoạn hoàn thiện đường may.
Cuối cùng, người nghệ nhân sẽ sử dụng những sợi chỉ nhiều màu sắc như: đỏ, xanh, trắng… để trang trí và tiến hành lồng để kết nón.
Để nón bền hơn, người ta sẽ phết bên ngoài nón một lớp mỏng dầu thông để chống thấm nước.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, ngày nay nghề chằm nón vẫn được lưu giữ và bảo tồn như Làng Chuông (Quốc Oai – Hà Tây) góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Bài số 3
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nón lá là tôi lại nhớ đến “Bài thơ đan nón” của Nguyễn Khoa Điềm. Trong bài thơ chứa đựng sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt.
Chiếc nón lá ra đời từ 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Mỗi chiếc nón lá là biểu tượng lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay, đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, đặc biệt là người phụ nữ, hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Huế- mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết đến là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy. Nón lá có thể được làm bằng lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón lá làm từ dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ vì đây là nơi trồng nhiều dừa. Tuy nhiên, làm từ lá dừa sẽ không đẹp, tinh tế như lá cọ, lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm, vừa thẳng. Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai, khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào công đoạn uốn công thì không sợ bị gãy. Sau đó, người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong sẽ đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng giai, có màu trắng và trong suốt. Lúc xong thì người làm sẽ quết dầu, làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc mọi miền đất nước, không nơi nào không có nón lá. Không chỉ che mưa, che nắng mà nó còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, được đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo vệ, giữ gìn. Nhắc đến nón lá chắc chắn phải nhắc đến áo dài Việt Nam, đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời.
Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng phải khéo léo bôi dầu thường xuyên, tránh làm hỏng hóc, sờn nón.
Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.
Bài Số 4
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”.
Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Nón lá Việt Nam có lịch sử lâu đời, hình ảnh tiền thân của nón lá được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lữ và tháp đồng Đào Thịnh. Từ xa xưa do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để là vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Dần dần chiếc nón lá đã hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Để làm được một chiếc nón lá đẹp thì việc chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng là lá nón( hoặc có nơi dùng lá cọ), lá buông- một loại lá họ hàng với lá cọ( thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Ngoài ra còn cần đến tre, nứa, cước. Để làm nón đẹp khâu chọn lá rất quan trọng. Lá nón màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, lá bóng mướt là đẹp nhất. Người ta thường khai thác lá nón ở vùng đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc hay vùng đồi núi Việt Bắc, Trường Sơn, Tây Bắc. Sau khi cắt lá về phải xử lí đúng quy trình kĩ thuật.
Đầu tiên phải sấy khô lá bằng than củi sau đó phơi sương cho lá mềm. Khi lá đạt độ mềm đúng yêu cầu, dùng gang nóng bọc trong túi vải, là cho phẳng phiu. Sau đó người làm nón lại cẩn thận chọn lọc lá một lần nữa cho đồng màu, cắt bớt đầu đuôi để dài khoảng 50 cm. Để làm nón người thợ phải vô cùng khéo léo và tỉ mỉ. Người ta dùng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn, cuốn lần lượt từ thấp đến cao và nan lớn rồi nan nhỏ để dựng thành khung nón có hình chóp nhọn.
Khung nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu “ Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn”.Sau khung làm khuôn là khâu lợp lá nón. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay làm sao để nón lá phân bố đều trên khung, hình dáng cân đối và khi khâu lá nón không bị chồng lên nhau.
Cuối cùng là công đoạn khâu nón, chỉ khâu bằng loại cước nhỏ trắng muốt. Người khâu phải căn cho mũi chỉ đều tăm tắp, uốn theo vành nón. Người thợ còn kì công thêu hình ảnh những cô thiếu nữ, đóa hoa hay cảnh đẹp quê hương có khi là cả một bài thơ. Một chiếc nón đẹp là cả sự chăm chút của người làm nón.
Ở nước ta có rất nhiều địa phương làm nón lá nổi tiếng. Ở miền Bắc có làng Chuông, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Miền Trung có làng nón Ba Đồn Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ của Thừa Thiên Huế. Với người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân, nón lá là vật dụng cần thiết. Nón lá dùng để che nắng, che mưa khi làm đồng, dùng thay chiếc quạt khi nghỉ giải lao trên đồng ruộng.
Với các cô gái, chiếc nón lá cùng với tà áo dài làm tôn lên vẻ kín đáo, dịu dàng. Nón lá là món đồ trang sức không cầu kì đắt tiền mà đẹp một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc như chính tâm hồn con người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng thấy thấp thoáng những chiếc nón lá dù là đi chợ hay đi hội ta đều gặp các bà, các mẹ dưới nón lá nghiêng tre.
Nón lá cũng là vật dụng mà mẹ chồng trao cho con dâu trước khi về nhà chồng để cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng trăm năm bền chặt. Đó cũng là món quà lưu niệm mà du khách nước ngoài mang về để tặng cho người thân. Nón được làm bằng lá nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, khi không dùng thì treo lên cao, tránh để rơi, dễ bị méo, thủng. Khi trời mưa có thể bọc ngoài nón một lớp túi bóng trắng mỏng, nếu bị ướt thì phơi khô tránh bị ố vàng.
Ngày nay có rất nhiều vật dụng như mũ, ô…ra đời dần dần có thể thay thế nón nhưng hình ảnh chiếc nón vẫn chiếm một vị rí quan trọng trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam để rồi mỗi chúng ta cần có thái độ tôn trọng nét đẹp truyền thống này.
Bài Số 5
Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha. Và đi cùng tà áo dài đó chắc chắn không thể thiếu chiếc nón lá xinh đẹp. Chiếc nón lá đã đồng hành cùng dân tộc ta cả nghìn năm nay. Có thể coi chúng chính là chứng nhân lịch sử của dân tộc ta.
Không ai biết chính xác, chiếc nón là ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng từ 2500 – 3000 TCN năm trước hình ảnh chiếc nón lá đã được in trên trống đồng Đông Sơn. Như vậy, có thể thấy rằng chiếc nón lá đã ra đời từ trước đó và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống nhân dân ta. Chiếc nón lá đã đồng hành cùng lịch sử dân tộc, trải qua biết bao lửa đạn và tồn tại cho đến ngày nay.
Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh, bền đẹp và chắc chắn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Ở mỗi làng nghề lại có những bí quyết riêng, tạo nên sự độc đáo, khác biệt cho làng nghề của mình. Tuy là vậy, nhưng về cơ bản có thể thấy để làm một chiếc nón cần trải qua những công đoạn sau. Khâu đầu tiên chính là lựa chọn lá để làm nón. Lựa được chiếc lá tốt, đẹp chính là bước quan trọng nhất để tạo nên chiếc nón đẹp. Nón thường được làm bằng lá nón, lá buông, rơm, tre,… nhưng chủ yếu vẫn được làm bằng lá nón. Sau khi lựa chọn lá để làm nón công đoạn tiếp theo chính là làm khung nón. Khung nón được tạo nên từ những thanh tre mảnh, nhưng rất đỗi dẻo dai, chúng được uống thành đường tròn với những kích thước khác nhau, sao cho khi xếp lại tạo thành hình chóp. Đường kính lớn nhất của vòng tròn là 50cm và nhỏ nhất là 3cm. Đây là hai khâu quan trọng nhất để tạo nên một chiếc nón.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên, đôi bàn tay khéo léo và tài hoa của những người nghệ nhân sẽ dùng những chiếc kim khâu lớn và sợi cước để kết nối các phần lại với nhau. Lá nón được đan chồng lên nhau thành nhiều lớp tạo nên sự chắc chắn. Nhưng bên cạnh đó một số nơi, lá nón chỉ được xếp thành 1,2 lớp tạo nên nét thanh mảnh, rất đặc biệt. Sau khi khâu xong, lá nón sẽ được quét một lớp dầu phủ lên trên bề mặt ngoài nón để nón khó bị ngấm nước khi đi dưới trời mưa và tránh mối mọt, làm tăng độ bền cho nón. Đồng thời lớp sơn ấy cũng khiến nón bóng, đẹp hơn.
Hiện nay những làng nghề nón nổi tiếng nhất ở Việt Nam có thể kể đến như cơ sở sản xuất nón ở Bình Định, được gọi là nón Gò Găng, chuyên dùng để đội đầu khi cưỡi ngữa. Nón quai thao một loại nón đặc trưng của vùng đất kinh Bắc,… Và rất nhiều loại nón khác trải dài trên khắp lãnh thổ nước ta.
Trước đây, khi ta còn chưa có những vật dụng che chắn khác như ô thì nón lá chính là người bạn đồng hành thân thuộc của tất cả mọi người vào ngày mưa rào cũng như ngày nắng nóng. Những ngày hè oi ả, dùng chiếc nón quạt cũng bớt đi phần nào nóng bức. Hay những ngày mưa bão, nón cũng là công cụ đắc lực để tránh ướt. Trong cuộc sống hiện đại, dù đã có nhiều phương tiện khác nhau để che nắng, che mưa nhưng nón lá vẫn giữ nguyên giá trị nó. Nón lá trở thành biểu tượng của Việt Nam, mà mỗi khi nhắc đến ban bè quốc tế sẽ lập tức nhớ đến một Việt Nam thân thiện, xinh đẹp. Không chỉ vậy, nón lá còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các thi nhân. Chiếc nón bài thơ đã trở thành biểu tượng của xứ Huế mộng mơ với những cô nữ xinh duyên dáng, thướt tha trong tà áo dài, uyển điệu trong chiếc nón lá, rất dân tộc, thấm đẫm phong vị Việt Nam:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
(Nguyễn Khoa Điềm)
Dù trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, biến bao biến động dữ dội của thời đại, nhưng chiếc nón vẫn vững bền cùng con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Chiếc nón là là một trong những biểu tượng đẹp đẽ của dân tộc Việt. Là thế hệ trẻ chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy hơn nữa giá trị của nó.